Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Thất ngôn bát cú


Nhân một số bạn trẻ hỏi về cách làm thơ Đường thất ngôn bát cú, Cù lần tui bổng nổi hứng tóan học, mạo muội đưa ra hai bảng hướng dẫn sau đây về cách mần thơ, xin lấy hai bài thơ của Nguyễn Khuyến làm minh họa. Chữ viết tắt: 0 – bất luận (nhất tam ngũ bất luận), T: trắc, B: bằng. Niêm: chữ thứ hai của hai câu phải cùng T hoặc cùng B. Đối: đối ý và đối vần.

Bài thứ nhất: Hòai cổ
(luật trắc, vần bằng. Chữ thứ hai của câu (1) phải là vần T, chữ cuối của câu (1) phải là B)

Hai câu đề. Câu (2) niêm với câu (3)

0
T
0
B
0
T
B
Nghĩ
Chuyện
Đời
Xưa
Cũng
Nực
Cười
0
B
0
T
0
B
B
Sự
Đời
Đến
Thế
Thế
Thời
Thôi
Hai câu thực, đối nhau. Câu (4) niêm câu (5)
0
B
0
T
0
B
T
Rừng
Xanh
Núi
Đỏ
Hơn
Ngàn
Dặm
0
T
0
B
0
T
B
Nước
Độc
Ma
Thiêng
Mấy
Vạn
Người
Hai câu luận đối nhau. Câu (6) niêm câu (7)
0
T
0
B
0
T
T
Khóet
Rỗng
Ruột
Gan
Trời
Đất
Cả
0
B
0
T
0
B
B
Phá
Tung
Phên
Dậu
Hạ
Di
Rồi
Hai câu kết. Câu (8) niêm câu (1)
0
B
0
T
0
B
T
Thôi
Thôi
Đến
Thế
Thời
Thôi
Nhỉ
0
T
0
B
0
T
B
Mây
Trắng
Về
Đâu
Nước
Chảy
Xuôi


Hoài cổ
Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi
Bài 2: Tng đc Hà Nam
(luật bằng, vần bằng: chữ thứ hai và chữ cuối của câu (1) phải B

Hai câu đề. Chữ thứ (2) phải B

0
B
0
T
0
B
B
Ai
Rằng
Ông
Dại
Với
Ông
Điên
0
T
0
B
0
T
T
Ông
Dại
Sao
Ông
Biết
Lấy
Tiền
Hai câu thực đối nhau, câu (3) niêm vói câu (2)
0
T
0
B
0
T
B
Cậy
Cái
Bảng
Vàng
Treo
Nhị
Giáp
0
B
0
T
0
B
B
Khóet
Thằng
Mặt
Trắng
Lấy
Tam
Nguyên
Hai câu luận đối nhau, câu (5) niêm với câu (4)
0
B
0
T
0
B
T
Dấu
Nhà
Vừa
Thóat
Sừng
Trâu
Đỏ
0
T
0
B
0
T
B
Phép
Nước
Xin
Chừa
Móng
Lợn
Đen
Hai câu kết. Câu (7) niêm vói (6). Câu (8) niêm với câu (1)
0
T
0
B
0
T
T
Chỉ
Cốt
Túi
Mình
Cho
Nặng
Chặt
0
B
0
T
0
B
B
Trăm
Năm
Mặc
Kệ
Tiếng
Chê
Khen
Tổng đốc Hà Nam

Ai rằng ông dại với ông điên,

Ông dại sao ông biết lấy tiền?

Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp,

Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên

Dấu nhà vừa thoát sừng trâu đỏ,

Phép nước xin chừa móng lợn đen

Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,

Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen



Đọc lại hai bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến bổng thấy ngậm ngùi. Mong quý bạn trẻ có thêm một chút tư liệu.



Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Đọc lại sử xưa


Thật khó để biết một sự thật lịch sử. Có nhiều chuyện mà trước đây Cù lần tui chắc mẫm như hai với hai là bốn, nhưng bây giờ, ở cái thời kỳ bùng nổ lùng bùng thông tin, bổng đâm nghi ngờ. Có những điều, nhiều chuyện xem ra mình đã biết sai, mình đã hiểu nhầm. Nghe, đọc, thậm chí nếu được phải ... sờ nhiều nguồn, nhưng lắm khi cũng chủ quan.

Có một đoạn sử sau, trong ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (nguồn : http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/index.html) trong phần DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 3: Nhà Lý (1054 - 1138), đoạn nói về vua Lý Nhân Tông:


"Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu [với vua Tống] rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá. Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta. Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt,  Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ưng, Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ưng châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn 8 nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn. Bọn Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về. Vua Tống truy tặng Giám là Phụng quốc quân tiết độ sứ, thụy là Trung Dũng, cho một khu nhà lớn ở kinh thành, 10 khoảnh ruộng tốt cho thân tộc  7 người làm quan, cho con là Nguyên chức Cáp môn chi hậu."
 
Kính mong được quý blog- hữu chỉ giáo.
Có cách nào làm cho đọan sử này trở nên khả tín được không?
(Cù lần tui tiếng Việt thì ở mức đọc thông viết thạo, tiếng Anh thì cà dập cà nát nhưng cũng hiểu được, còn tiếng Tàu thì bó tay chấm com)
 
Mong mỏi lắm thay.
 





Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Ngươi đang làm gì! Thầy đang nói gì!

Thiền sư Mu-Nan chỉ có một đệ tử kế thừa là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng.
-Ta đã già, con là người sẽ  kế thừa giáo pháp này. Đây là cuốn kinh đã được truyền đến bảy đời, thầy cũng có chép thêm vài điều. Cuốn sách này rất quý, ta trao lại cho con như ấn chứng.
-Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy, con đã được truyền thụ thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện.
-Ta biết thế, cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền cho các thầy đến bảy đời, con nên giữ lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Đây.
Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than. Ngay khi Shoju cầm lấy cuốn sách, ngài liền quăng vào lò lửa. Chẳng một ham muốn sở hữu.
Thiền sư Mu-Nan, chưa từng biết giận, hét lên:
-Ngươi đang làm gì vậy?
Shoju quát lại:
-Thầy đang nói gì vậy?

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Cô lái đò và nhà sư

Lần thứ nhất:
- Thưa thầy, thầy phải trả gấp đôi tiền đò vì thầy đã ngắm con, một cô gái đẹp.
Lần thứ hai:
- Thưa thầy, thầy phải trả gấp ba tiền đò vì tuy thầy không ngắm con, nhưng thầy đã trộm nhìn bóng con dưới nước.
Lần thứ ba:
- Thưa thầy, thầy phải trả gấp bốn lần tiền đò vì tuy thầy nhắm mắt, nhưng thầy đã nghĩ về con.
Lần thứ tư:
- Thưa thầy, thầy khỏi phải trả tiền đò vì thầy đã nhìn con chằm chằm nhưng thầy chẳng hề nghĩ đến con.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Đại sư trầm mặc

Xưa có một hòa thượng, nghe nói người đã chứng ngộ sẽ được người khác tôn kính, trọng vọng, ngày nọ ông tuyên bố với mọi người là mình đã chứng đạo.
Nhiều tăng sĩ lặn lội tìm đến tham bái nhờ ông khai thị.
Ông lo lắng lộ tính phàm phu của mình nên ra vẻ im lặng, trang bị cho mình một dáng vẻ trầm mặc huyền bí, tự xưng là Trầm mặc đại sư và khôn khéo giao phó  mọi việc cho hai đệ tử ưu tú có tài hùng biện tiếp khách.
Ngày nọ, hai đệ tử có việc phải xuống núi, đúng vào lúc đó có một vị du tăng tìm đến xin học đạo, bất đác dĩ đại sư Trầm Mặc phải thân chinh tiếp khách.
- Phật là gì? . Vị tăng lễ phép hỏi.
Đại sư Trầm Mặc chẳng biết phải trả lời làm sao, đành giữ im lặng, vừa ngó đông ngó tây, mong ngóng hai đệ tử về cứu nạn.
Vị du tăng thấy đại sư im lặng nhìn quanh quất đầy khí phách thiền cơ bèn hỏi tiếp:
- Pháp là gì?
Lần này đại sư Trầm Mặc  tuyệt  vọng  vì không thấy đệ tử, đành né tránh tia nhìn sắc bén của vị tăng, vờ ngẩng đầu nhìn trời, rồi cúi đầu dán mắt xuống đất, sau đó không hó hé nửa lời.
Vị khách thấy mình được khai thịsâu sắc, hỏi tiếp:
- Tăng là gì?
Đến lúc này đại sư Trầm Mặc đành nhắm tịt hai mắt lại, chẳng thể biểu hiện gì được nữa.
Du tăng lòng đầy hỷ lạc, hỏi thêm:
- Đại sư, hạnh phúc, an lạc là gì?
Giờ thì ông chịu hết nổi, cảm thấy nhức buốt đầu, giơ hai tay phẩy một cái, tỏ vẻ bất lực, không thể ứng tiếp gì nữa cả.
Du tăng cực kỳ cung kính, vui vẻ cáo từ. Lòng đầy thán phục đại sư Trầm Mặc sao cao thâm, uyên   bácquá! Đúng là danh bất hư truyền, thâm thúy khó lường!
Ông từ giả đại sư đi không lâu thì gặp hai đệ tử của ngài Trầm Mặc đang trên đường về chùa. Không hề biết quan hệ thầy trò họ, du tăng bày tỏ niềm hoan lạc tâm đắc mãn nguyện  của mình:
- Thật lời đồn không sai! Nhà sư Trầm mặc trên núi quả là bậc chân tu chứng ngộ đấy! Tôi hỏi: Thế nào là Phật? Ngài xoay đầu nhìn bốn phương, như ngầm bảo người đi tìm Phật khắp nơi, kỳ thật Phật ở trong lòng, chẳng cần tìm đâu xa...
Tôi hỏi: Thế nào là Pháp? ngài trước ngước nhìn lên trời, rồi lại ngó xuống, ngụ ý rằng Pháp hoàn toàn bình đẳng, không phân cao thấp.
Tôi hỏi: Thế nào là Tăng? Thì ngài nhắm  mắt lại liền, ý muốn dạy phải bế môn khổ tu mới thành tăng!
Sau đó tôi không nghĩ ra điều gì nữa, mới buộtmiệng hỏi: - Thế nào là hạnh phúc hỷ lạc? Thì ngài đưa tay ra, ý nói phải buông bỏ hạnh phúc, khéo giúp đở người khác mới là hỷ lạc...
Chà! Đại sư Trầm Mặc chứng ngộ thâm cao, chỉ dạy cao siêu biết dường nào! Hai huynh mau đến đó đến đó để ngài chỉ giáo cho!
Vị du tăng nói xong lộ vẻ cực kỳ mãn nguyện, vái chào và tiếp tục cuộc vân du học đạo của mình..
Hai vị đồ đệ há hốc mồm, trợn ngược mắt   nghĩ thầm:     Sao sư phụ mình trong nháy mắt đã biến thành bậc ngộ đạo cao thâm đáng nể thế? Phải mau về hỏi thực hư...
Đại sư Trầm Mặc vừa thấy hai dệ tử về đến, không kềm được thịnh nộ, liền mắng xối xả:
- Bọn người đi lâu như quỷ, vừa rồi có một du tăng đến cầu đạo, hỏi lung tung, báo hại ta suýt nữa té nhào, may nhờ ta biết làm thinh đến cùng, mới thoát nạn đó!
(Hạnh Đoan kể theo truyện cổ Phật giáo)

Tìm trong blog