Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Đường mòn



















Bạn chắc đồng ý với tôi rằng: Ngày xưa trên mặt đất vốn chưa có đường, đường có là do có cái gì đó, bàn chân chẳng hạn, cọ xát với mặt đất mà ra. (Chân lý rồi, rõ gàn!).Với toán phẳng thì đường thẳng là đường ngắn nhất nối hai điểm trong mặt phẳng. Hì hì nhớ rằng chỉ trong mặt phẳng mà thôi nhé! Mà thực thì làm gì kiếm ra mặt phẳng để có cái kiễu đường như thế trên mặt đất.Phải dùng toán trên mặt cầu: cung ngắn nhất nối hai điểm trên mặt cầu là cung tạo bởi đường tròn có tâm là tâm mặt cầu và đi qua hai điểm đó. Nhức óc và khó ... nghe. Thôi thì cứ bước đại, bước đại. Bước hoài rồi thành đương mòn.
Đã mòn rồi thì khó mòn chỗ khác! Thấy mòn lối khác thì sinh khó chịu. Khó chịu sinh buộc người khác phải đi theo lối cũ. Và lối mòn xưa vẫn cứ lối mòn xưa! Trong một không gian hẹp thì lối mòn là hữu hạn, thậm chí có khi duy nhất! Người ta không có quyền, và dẫu có quyền đi nữa thì chũng chỉ có một cách chọn duy nhất! Ở không gian mở rộng hơn, thì có rất nhiều lối cho mình chọn, có khi đường dài, nhưng tốn ít thới gian vì không có đèn đỏ! (Ở ta thì chuyện vượt đèn đỏ là chuyện nhỏ, miễn không có mấy chú CSGT!), Có khi tốn thời gian nhưng có lợi, vì được ngắm cảnh đẹp, hưởng không khí trong lành. Vân vân và vân vân vân. Nhưng thật là khó thuyết phục cho mọi người hay rằng là thật sự có một không gian như thế hiện hữu thực sự trên cõi này! Nên người ta, cả tôi vẫn cứ nô lệ mãi con đường đã quá mòn...
Mong một ngày nào đó, trí mình sẽ mở để nhận ra: Ồ! Thật quả có nhiều con đường...

Không có nhận xét nào:

Tìm trong blog