Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Đừng tưởng bỡ "Made in USA"

Vừa rồi Cù lần tui đọc báo thấy có ba vị X, Y, Z người Mỹ gốc Việt giàu có, về Việt Nam mần ăn. Không biết ba vị đó mần kiễu chi, nghe đâu đưa hối lộ cho các quan chức, nên bị tố ra tòa, không phải tòa ở Việt Nam, mà tòa ở Mỹ, về cái tội đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài! Nghe đâu ngồi gở lịch cũng khá lâu.
Rồi chuyện công ty rặc Mỹ bị ngân hàng thế giới cúp tiền, vì không cung cấp thông tin trung thực, để được trúng cái thầu chi đó ở nước mình.
Cù lần tui sống ở Mỹ này cũng chưa lâu, rùa rùa cũng đã trở thành công dân Mỹ, bổng thấy buồn buồn, xin kể lại cho quý blog -hữu nghe cái chuyện "made in USA" để cảnh giác.
Số là có một dạo Cù tui xin đi làm cu-ly, được nhận vô tập sự để đứng cái máy "pick-up and placement", tạm dịch là cánh tay máy bốc hốt, trong một hãng điện tử chuyên làm các bản mạch điện tử cho xe hơi. Cù tui may mắn được giới thiệu đến một anh chàng người Việt để anh này huấn luyện. Cù tui xin dài dòng một tí về cái dây chuyền sản xuất ni. Dây chuyền  gọi là micro-room. Gồm 5 máy với 5 người điều khiển, và khoảng chừng mười người, chuyên làm những công việc rất đơn giản là gắp những linh kiện mà máy không làm được đặt vào bản mạch. Đầu tiên là in bản mạch, sau đó đặt bản mạch vô máy, program máy, đặt linh kiện vô, a lê hốp, bấm nút máy chạy... bản mạch in ra. Tiếp theo là công việc gắp bỏ thêm bớt bằng tay. Đem vào lò hấp, ra thành phẩm. Việc kiểm tra sản phẩm rất chặt chẻ, như sau: mười bản mạch đầu là để điều chỉnh, bản số mười một, người đứng máy phải mang lên phòng kiểm tra trình, nếu được duyệt mới cho máy chạy hàng loạt, sau 1000 bản, phải đem lên kiểm tra lại một lần... Tương tự như thế cho quá trình hấp cho ra thành phẩm. Người kiểm tra là người có trình độ kỹ thuật cao, tinh thần trách nhiệm cao và tất nhiên lương cũng rất cao!
Thế thì yên cái tâm mà xài rồi, chứ còn chuyện chi mà bàn!
Thưa, nói vậy mà không phải vậy. Vì có cái anh chàng người Mỹ gốc Việt đứng đó! Anh chàng huấn luyện cho tôi, truyền cho ngay tuyệt chiêu quốc hồn quốc túy ngay từ buổi thực tập đầu tiên. Chú phải lanh, OK! Họ buộc mình phải điều chỉnh trên computer, up, down, right, left từng pixel, OK, chuyện này làm sau, 10 bản đầu tiên coi như bỏ, bản 11, chú cứ xài tay, dùng kẹp bằng tay mà chỉnh trên bản mẫu, nhớ đừng cho nó thấy! OK tuyệt! chạy tiếp, rồi từ từ hẳng chỉnh trên máy.
Úi chao ôi, rứa là từ bản đầu đến bản thứ n hắn cứ cho mất độ chính xác đến vô tội vạ! Tội thay cho những ai bốc nhằm chiếc xe có cái bản mạch ni hí!
Cù tui nhìn hắn chằm chằm, bái phục, bái phục... có trời mới biết!
Tui hỏi bà supervice, trung bình mỗi shift ra bao nhiêu bản mạch, bà nói độ 1500. Úi chao, rứa mà shift người Mỹ gốc Việt ra đến gần 5000! Có tăng lương không. Dứt khoát là không. Lương cho cu-ly ở Mỹ là riêng cho từng người, không ai biết mức lương của người khác. Tui là cu-ly mới, lại đang tập sự mà lương cao hơn anh chàng đứng máy đã làm việc hơn hai năm!
Cù tui hãi quá, bèn xin nghỉ khỏi hãng nọ.
Than ôi, cái "tài lanh" đi đâu cũng khó bỏ. Không biết anh chàng nọ đã bị mất việc chưa.Chứ cái hãng nọ thì từ dạo trầm kha kinh tế đã đóng cửa rồi!
Nhân đây xin cảnh giác các bác về cái mạc made in USA!

Không có nhận xét nào:

Tìm trong blog