Không biết rõ các từ 1975 đến 1979 quý thầy cô có sợ phòng tổ chức ty giáo dục không, chứ từ 1979, năm tôi ra trường đi dạy thi phòng tổ chức là ông kẹ của giáo viên cấp ba.
Mỗi năm hết hè lòng tôi bổng sợ... đó là câu ca của thầy cô cấp ba sau hai tháng hè, hết phép, được triệu tập về ty để bồi dưỡng chuyên môn, học tập chính trị, chuẩn bị cho năm học mới.
Công bằng mà nói, thì những khóa học như thế này rất bổ ích cho thầy cô: đây là thời gian tốt nhất để tìm hiểu xem chương trình năm học mới có gì thay đổi, nhìn lại kết quả giảng dạy của trường mình và trường bạn, nghe tin tức thời sự trong nước và ngoài nước về phát triển giáo dục vân vân và vân vân. Ở các nước tiên tiên tiến người ta cũng làm thế. Thật là phúc cho giáo viên để có những đợt bồi dưỡng như vậy.
Nhưng thực tế thì có nhiều chuyện cười ra nước mắt trong đợt học bồi dưỡng cuối hè. Tôi còn nhớ nỗi lo sợ của mình và của đồng nghiệp sau mỗi đợt học. Số là ty giáo dục Gialai- Kontum dạo đó cứ sau đợt "bồi dưỡng" là biên chế lại giáo viên, nói rõ là phòng tổ chức ty sẽ đem đi đày một số thầy cô cứng đầu cứng cổ, không giải thích lý do. Tội nhất là quý anh chị đã có gia đình con cái,chỗ ăn chỗ ở yên ổn, cứ lo ngay ngáy, không biết năm học rồi mình có làm mếch lòng lãnh đạo không? Có bị cấp trên chiếu tướng không? Có bị thế thân ai không? (có ai chạy chọt để chuyển về trường phố không?). Chúng tôi, những giáo viên trẻ thì ít ngán, vì chẳng có gì khác lắm khi thay đổi chỗ dạy, chỉ sợ bị bêu. Bêu tức là trong năm học cũ, có thể bị quan nào đó đến dự giờ, quan nhưng trình độ nhiều khi kém hơn giáo viển, nên bất đồng trong việc đánh giá giờ dạy, các quan không thù vặt, nhưng nhớ dai, nên thường đem danh của thầy cô nào đó không hợp nhãn ra nhắc nhở! chứ chăng phải bêu! Tôi cũng ngán lắm, vì tính tôi, thủa đó dại, hay nói ngang...
Sau gần chục năm dạy ở Gialai- Kontum, hai lần được phòng tổ chức lạnh tanh của ty chiếu cố. Tôi xin chuyển công tác vô Nam. Bạn tôi khuyên tôi đừng đi, dù sao thì ở đây mày cũng thành lính cựu trào rồi, chẳng có tay hiệu trưởng nào thích nhận giáo viên già kinh nghiệm đâu! vì sao mày tự hiểu. Nhưng Phùng, nhân viên tép riu phòng tổ chức ty thì bảo, mày nên đi khỏi ty này Cù ạ, các quan ngán mày lắm. Tôi chẳng nghe ai, tôi chuyển vô Nam là do tôi chẳng thích dạy ở Gialai, thế thôi.
Tôi nhận quyết định thuyên chuyển công tác của ban tổ chức chính quyền tỉnh (lại tổ chức!), đến phòng tổ chức ty giáo dục để nhận hồ sơ thuyên chuyển, hồ sơ niêm phong cẩn thận, tay trưởng phòng tổ chức mắt lạnh băng nói với tôi bằng giọng thi ơn, đáng ra hồ sơ này phải gởi đi bằng bưu điện nhưng nể anh lắm mới để anh mang tay! Tôi ngây thơ thầm cám ơn lòng tử tế của quan trên!
Tôi ở lại nhà ông bạn Pleiku vài hôm để giả từ phố núi. Trong bữa rượu tống biệt, ông này không tin tổ chức mấy, nên bày tôi mở niêm phong xem các quan nhận xét gì, tôi không đồng ý vì sợ rắc rối. Hứng tình thế nào, ông bạn tôi tự tay bóc niêm phong. Chuyện xảy ra, thật khó tưởng tượng nỗi....
Các quan trong phòng tổ chức ty bỏ nhầm hồ sơ của lão tài xế trùng tên khác họ và chữ lót với tôi, vào phong bì. Nghe đâu lão này xin thôi việc từ năm 1976!
Chuyện xưa, kể cho vui, nghe xong rồi quên.
Chuyện xưa, kể cho vui, nghe xong rồi quên.
4 nhận xét:
Anh ở miền núi 5 năm đi 6 trường, làm nghĩa vụ miền núi về quê rồi còn bị đổi đi,anh chống lệnh6 tháng không đi không dạy mà vẫn có lương. Có người suốt đời không đi đâu.
Bây giờ trường anh hằng năm vào năm học đều có họp bình bầu đổi đi, có khi kéo dài qua tháng thứ hai năm học. Chúng nó đấu nhau như giặc , tranh đừng đi, rồi lấy lòng, rồi áp phe. Hoá ra không thấy ai đi, chúng làm vậy theo nó để dân chủ, nhưng theo anh là để lên bỏ nhỏ chúng. Bình khản cổ để tăng cường vùng khó thì thấy không đi người nào, êm êm thì được đổi về chổ ngon.Bọn cướp ngày!
Anh ở miền núi 5 năm đi 6 trường, làm nghĩa vụ miền núi về quê rồi còn bị đổi đi,anh chống lệnh6 tháng không đi không dạy mà vẫn có lương. Có người suốt đời không đi đâu.
Bây giờ trường anh hằng năm vào năm học đều có họp bình bầu đổi đi, có khi kéo dài qua tháng thứ hai năm học. Chúng nó đấu nhau như giặc , tranh đừng đi, rồi lấy lòng, rồi áp phe. Hoá ra không thấy ai đi, chúng làm vậy theo nó để dân chủ, nhưng theo anh là để lên bỏ nhỏ chúng. Bình khản cổ để tăng cường vùng khó thì thấy không đi người nào, êm êm thì được đổi về chổ ngon.Bọn cướp ngày!
Giời ạ! như thế thì có gì đặc sắc đâu mà kể lể. Nếu Miên tui mà kể chuyện của mình thì có thể xuất bản thành sách ngang ngữa với "Tiếng gọi nơi hoang dã". Tiếc rằng Miên tui quen thói lang thang nên ba cái chuyện vặt vãnh ấy nhức óc nhức đầu lắm Miên tui không ưa. Cụ Cù kiếm chuyện chi bổ óc bổ não cho Miên tui thưởng lãm với.
Cólẽ chứctổ dựđóan LãoAnh maisau thườngđi xehơi, nên cho LãoAnh "làm tàixế" trước vàichục năm. HìHì
Đăng nhận xét